Triều Cường Đạt Đỉnh 1.7m Đe Dọa TP.HCM, Thêm Bài Toán Cần Lưu Ý Khi Chọn Mua Nhà Đất

Triều Cường Đạt Đỉnh 1.7m Đe Dọa TP.HCM, Thêm Bài Toán Cần Lưu Ý Khi Chọn Mua Nhà Đất Dự án đất nền Đất Nền Khu Đông

Hotline 0932011598

Thứ Ba, 17 tháng 11, 2020

Triều Cường Đạt Đỉnh 1.7m Đe Dọa TP.HCM, Thêm Bài Toán Cần Lưu Ý Khi Chọn Mua Nhà Đất

Trong khi dự án trọng điểm ì ạch liên tục lùi đích, thiên tai, triều cường ngày càng tăng cấp khiến công cuộc chống ngập của TP.HCM ngày càng đi vào bế tắc.

Liên tục xác lập kỷ lục 

Bản tin dự báo thủy triều của Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ phát đi hôm qua (16.11), dự báo đỉnh triều cao nhất trong đợt này tại các trạm vùng hạ lưu sông Đồng Nai - Sài Gòn xuất hiện vào ngày 16 - 17.11.

Triều cường lập đỉnh tại TPHCM

Cụ thể, nước triều dâng tại trạm Phú An và Nhà Bè có thể đạt mức 1,70 - 1,75 m (cao hơn mức báo động 3 từ 0,10 - 0,15 m), thời gian xuất hiện đỉnh triều trong ngày từ 5 - 7 giờ và 17 - 19 giờ. Nước tại trạm Biên Hòa lên mức xấp xỉ báo động 2, trạm Thủ Dầu Một cao hơn báo động 3 từ 0,10 - 0,15 m. Mực nước trên hệ thống kênh rạch TP.HCM được dự báo sẽ còn duy trì ở mức cao trên mức báo động 2 đến ngày 19.11. Trước đó, đỉnh triều tại trạm Phú An cũng ghi nhận mức tăng cao, lần lượt là 1,67 m (ngày 13.11); 1,72 m (ngày 14.11) và 1,74 m (ngày 15.11). Mực nước trên hệ thống kênh rạch TP.HCM được dự báo sẽ còn duy trì ở mức cao trên mức báo động 2 đến ngày 19.11. Nếu dự báo chính xác, đỉnh triều cường đợt này sẽ phá kỷ lục mức đỉnh triều lịch sử từng ghi nhận tại trạm Phú An là 1,72 m vào cuối năm 2019.

Trong một thập niên qua, thủy triều tại TP.HCM đang có xu hướng năm sau “đè” năm trước. Hàng loạt tuyến đường thường xuyên phải hứng chịu ảnh hưởng do triều cường, ngập sâu từ 0,3 - 0,5 m gồm QL50 (H.Bình Chánh), đường Nguyễn Bình, Lê Văn Lương (H.Nhà Bè), Huỳnh Tấn Phát, Trần Xuân Soạn (Q.7), đường Hoàng Diệu (Q.4), khu vực Thảo Điền (Q.2) và khu vực bán đảo Thanh Đa (Q.Bình Thạnh)...

Hồi cuối tháng 10.2019, tờ The New York Times dẫn nghiên cứu, do Tổ chức Khoa học Climate Central thực hiện và công bố trên chuyên san Nature, dự báo hiện tượng nước biển dâng sẽ xóa sổ nhiều TP lớn ven biển vào năm 2050. Khu vực sinh sống của hơn 20 triệu người, tương đương gần 1/4 dân số cả nước, sẽ bị ngập do ảnh hưởng của nước biển dâng. Đáng chú ý, phần lớn diện tích TP.HCM cũng sẽ chìm dưới nước.

Nghiên cứu này tuy còn gây nhiều tranh cãi, song bà Lê Thị Xuân Lan, nguyên Phó phòng Dự báo và phục vụ Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ, khẳng định: “Chưa biết 30 - 50 năm nữa miền Nam VN có “chìm” thật hay không, nhưng chắc chắn nếu không nhanh chóng có giải pháp căn cơ, tình trạng ngập lụt tại TP.HCM sẽ diễn ra ngày càng nghiêm trọng. Triều cường năm sau “đè” năm trước, ngập năm sau phá kỷ lục của năm trước. Biến đổi khí hậu, các hiện tượng thiên tai dị thường xuất hiện ngày càng nhiều, cùng với tình trạng bê tông hóa, sụt lún do khai thác nước ngầm vô tội vạ sẽ khiến TP.HCM chìm dần, ngập nặng”.

Lựa chọn nhà đất ở đâu để tránh tình trạng ngập lụt?

Cố kiến trúc sư Ngô Viết Thụ - KTS tài năng bậc nhất trong lịch sử Việt Nam từng đưa ra lời khuyên: việc phát triển đô thị Sài Gòn - TP.HCM nên phát triển về phía Đông và phía Tây, tránh phát triển đô thi về khu vực phía Nam vì đây là khu vực thoát nước của toàn thành phố.

Khu Đông BĐS cao ráo, hạ tầng hoàn thiện

Khu vực Đông Tp với các Quận 9 và Thủ Đức là nơi cao nhất TP với độ cao từ 20 - 30 m (so với cao độ chuẩn quốc gia), gấp 6 - 10 lần độ cao khu vực nội thành nhưng hiện tại cũng xuất hiện tình trạng ngập "nhẹ" một số tuyến đường: Lê Văn Việt, Tô Ngọc Vân, chợ Thủ Đức

Từ tuyến QL1K và XLHN về phía Bình Dương thì địa thế cao hẳn lên ở các Phường Linh Xuân, Linh Chiểu thì không còn xuất hiện tình trạng ngập, lụt

 Xem thêm:

Đánh giá nhà đất Linh Xuân Thủ Đức


DMCA.com Protection Status