Sổ hồng đồng sở hữu và Sổ hồng riêng khác nhau ở điểm nào? Ưu nhược điểm của từng sổ để chọn lựa phù hợp với khả năng và bảo vệ quyền lợi của chính mình. Hãy cùng đất nền khu Đông tìm hiểu nhé.
I) PHÂN BIỆT SỔ HỒNG ĐỒNG SỞ HỮU VÀ SỔ HỒNG RIÊNG.
1. ĐIỂM GIỐNG NHAU.
Sổ hồng là cách gọi của người dân theo màu sắc của sổ còn trong luật pháp được quy định là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Sổ hồng được cấp bởi Bộ Tài Nguyên và Môi trường theo Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT của Bộ Tài Nguyên và Môi trường và Nghị định số 88/2009/NĐ-CP của Chính Phủ.
Tuy nhiên, để đảm bảo quy hoạch không bị chia nhỏ và tạo cơ hội cho người dân sở hữu đất đã phân chia sổ hồng thành 2 loại sổ: sổ hồng riêng và sổ hồng đồng sở hữu. Hai loại này được cấp phát theo mẫu của Chính phủ, áp dụng trên phạm vi cả nước cho mọi loại đất, nhà ở,…
2. ĐIỂM KHÁC NHAU.
Ngoài những điểm giống nhau như trên thì cùng xem điểm khác nhau giữa 2 loại sổ, từ đó sẽ thấy được ưu nhược điểm của từng loại sổ. Hãy cùng xem bảng bên dưới.
Loại sổ
Tiêu chí
| Sổ hồng đồng sở hữu
(còn được gọi là sổ hồng chung)
| Sổ hồng riêng |
Chủ sở hữu | Từ hai người trở lên không có quan hệ vợ chồng hay con cái, sổ được cấp cho từng cá nhân có chung quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. | Một hay 2 người trở lên có quan hệ vợ chồng, quan hệ con cái cùng đứng tên trên một sổ. |
Trường hợp cấp | Sổ được cấp khi thỏa các điều kiện sau:
– Từ 2 người trở lên, không có quan hệ vợ chồng hoặc con cái với nhau.
– Thỏa thuận mảnh đất là tài sản chung hoặc cùng góp tiền mua và yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận cho các chủ thể này cùng có quyền.
– Diện tích thửa đất không đủ điều kiện để tách thành nhiều thửa độc lập hoặc diện tích thửa đất quá nhỏ không đủ điều kiện để được cấp sổ thì có thể hợp thửa với người khác để có sổ.
| Sổ được cấp khi thỏa các điều kiện sau:
– Một hay 2 người trở lên có quan hệ vợ chồng, quan hệ con cái cùng đứng tên trên một sổ.
– Diện tích đủ điều kiện theo quy định của Luật đất đai theo từng khu vực, vùng miền.
|
Số lượng sổ | Tùy theo số lượng người cùng đồng sở hữu thửa đất nhưng 1 người chỉ được cấp 1 sổ duy nhất.
(Các cuốn sổ này y chang nhau, có giá trị pháp lý như nhau nhưng sẽ khác nhau 1 điểm ở ngoài bìa sổ)
| Chỉ 1 cuốn duy nhất cho dù có 1 hoặc 2 người trở lên có quan hệ vợ chồng hoặc con cái cùng đứng tên trên sổ. |
Bìa sổ | Ghi nhận thông tin của một người bao gồm họ tên, năm sinh, số CMND, địa chỉ thường trú.
Có thêm nội dung “cùng sử dụng đất với…. (tên của những người có quyền chung khác)”.
| Ghi nhận thông tin của một hay 2 người trở lên có quan hệ vợ chồng hoặc con cái cùng đứng tên.
Thông tin bao gồm họ tên, năm sinh, số CMND, địa chỉ thường trú.
|
Nội dung trong sổ
– Hình thức sử dụng.
– Diện tích
– Hoàn công nhà
|
– Sử dụng chung.
– Ghi tổng diện tích còn các chủ sở hữu có diện tích bào nhiêu thì làm biên bản thỏa thuận riêng với nhau có in dấu vân tay của các chủ sở hữu trong mỗi biên bản.
– Hoàn công nguyên khối có cùng số tầng như nhau
|
– Sử dụng riêng.
– Diện tích của đất thuộc sở hữu của 1 người hoặc vợ chồng, con cái, không có phân chia thỏa thuận diện tích.
– Xin giấy phép xây dựng bao nhiêu thì hoàn công bấy nhiêu tầng + đúng diện tích.
|
Quyền hạn của chủ thể | Khi thực hiện các giao dịch làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền sử dụng, quyền sở hữu của các chủ thể sẽ không do một trong số người chủ sở hữu định đoạt mà cần có sự đồng ý của các bên sở hữu còn lại. Điều này là để bảo vệ tốt quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể. | Khi thực hiện các giao dịch làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền sử dụng, quyền sở hữu thì chỉ cần có quyết định của một người (người đứng tên trên sổ) hoặc đồng nhất ý kiến của cả vợ chồng, con cái (toàn bộ người đứng tên trên sổ). |
Giá trị pháp lý | Có giá trị pháp lý như nhau, được cấp và bảo hộ quyền lợi. | Có giá trị pháp lý như nhau, được cấp và bảo hộ quyền lợi. |
Ưu điểm và nhược điểm | – Giá đất rẻ hơn nhiều so với sổ hồng riêng, người dân dễ dàng sở hữu hơn.
– Các quá trình liên quan đến sổ thường lâu và khó khăn hơn vì cần sự đồng ý của các chủ sở hữu.
– Chủ sở hữu bị hạn chế về quyền sử dụng đất. Các thủ tục vay thế chấp, chuyển mục đích sử dụng, chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp và thừa kế gồm nhiều công đoạn và hạn chế hơn, không thể tự mình định đoạt được quyền sở hữu của mình.
– Bắt buộc có giấy ủy quyền đồng ý của các chủ sở hữu cho phép một trong các chủ thể sở hữu có quyền chuyển nhượng cho người khác thì mới làm thủ tục, giấy tờ ký kết hợp đồng mua bán công chứng theo quy định của pháp luật.
– Việc mua bán chỉ diễn ra với một trong số các chủ sở hữu thông qua thỏa thuận viết tay mà không công chứng, chỉ ra văn phòng thừa phát lại lập vi bằng thì không được pháp luật công nhận bởi pháp luật quy định. Bởi vì việc mua bán nhà đất phải được lập hợp đồng mua bán và công chứng tại văn phòng công chứng.
– Vay theo hình thức tín chấp: lãi suất năm cao hơn vay thế chấp, thời gian vay ngắn (5 năm đổ lại).
| – Giá đất mắc hơn nhiều so với sổ hồng đồng sở hữu, người dân khó sở hữu hơn.
– Các quá trình liên quan đến sổ thường nhanh và dễ dàng hơn.
– Chủ sở hữu thoải mái về quyền sử dụng đất. Các thủ tục vay thế chấp, chuyển mục đích sử dụng, chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp và thừa kế nhanh, gọn, lẹ, tự mình định đoạt được quyền sở hữu của mình.
– Vay theo hình thức thế chấp: lãi suất thấp hơn vay tín chấp, thời gian vay dài (lên đến 25 năm).
|
II) CÓ NÊN SỞ HỮU ĐẤT SỔ HỒNG ĐỒNG SỞ HỮU KHÔNG?
Mặc dù sổ hồng đồng sở hữu có ít ưu điểm hơn so với sổ hồng riêng nhưng đây là cơ hội sở hữu đất cho nhiều người khao khát sở hữu đất. Việc sở hữu đất sổ hồng đồng sở hữu được pháp luật Việt Nam đảm bảo quyền lợi.
1. DÀNH CHO NHỮNG NGƯỜI CÓ THU NHẬP THẤP.
– Loại sổ này giúp những người có thu nhập thấp, điều kiện kinh tế không cao có thể sở hữu được quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và những tài sản khác gắn liền với đất nhất định.
2. CHỦ SỞ HỮU MUỐN ĐẢM BẢO QUYỀN LỢI NHƯNG ĐẤT KHÔNG ĐỦ ĐIỀU KIỆN TÁCH THỬA.
Ở khu quận Thủ Đức , quận 2, quận 7, quận 9, quận 12, quận Bình Tân và thị trấn các huyện quy định diện tích tối thiểu khi phân lô tách thửa đất nền là 50 m2, trong đó chiều rộng bằng hoặc lớn hơn 4m và bề ngang đường đi trước nhà lớn hơn hoặc bằng 4.5m. Nếu đất không đủ điều kiện trên nhưng vẫn muốn có sổ hồng thì việc “kết hợp” với chủ đất bên cạnh để xin sổ hồng đồng sở hữu sẽ là lựa chọn khá thuận tiện.
3. GIẤY TỜ TAY.
Những ai đang sở hữu đất giấy tờ tay, sợ gặp vấn đề chủ đứng tên trên sổ lật kèo, bị cưỡng chế thi hành án nếu chủ cũ dùng sổ để vay trả góp, muốn thực hiện thủ tục pháp lý cũng phải chờ chủ cũ kí tên.
Bài viết trên giúp bạn hiểu rõ hơn bản chất sổ hồng đồng sở hữu và sổ hồng riêng, ưu nhược điểm của từng loại sổ hồng để bạn dễ dàng lựa chọn đất có sổ hồng phù hợp với khả năng kinh tế. Nếu bạn cần thêm thông tin pháp lý hoặc hỗ trợ tư vấn, hãy liên lạc với Đất nền khu Đông nhé.